1- Nghiên cứu thị trường, đối thủ và khách hàng khi mở quán cà phê
Nhiều người đang bỏ qua bước nghiên cứu thị trường ngay từ bước xây dựng ý tưởng kinh doanh. Vì vậy đây cũng chính lý do dẫn bạn đến mở quán cà phê sau một thời gian phải sang nhượng lại. Khổng tử có câu “ Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” vì thế cho nên nghiên cứu thị trường, đối thủ và khách hàng là không thể thiếu trước khi bạn có ý định mở quán cà phê.
2- Lên ý tưởng kinh doanh khi mở quán cà phê
Khi đã có cái nhìn tổng quát về thị trường cà phê thì chắc chắn bước tiếp theo của bạn phải đi là lên ý tưởng kinh doanh trước khi bắt đầu hành động. Hãy ngồi lại và hình dung từng chi tiết sau khi mở quán cà phê bạn sẽ bán gì, loại hình như thế nào? hình thức kinh doanh như thế nào, chọn phương thức thanh toán, dự trù kinh phí. Nếu bạn có ý định kinh doanh nhượng quyền thì lựa chọn thương hiệu cà phê nào, chi phí nhượng quyền bao nhiêu và các thủ tục cần những gì?
3 – Lựa chọn mô hình khi mở quán cà phê
Lựa chọn mô hình kinh doanh cà phê như: Mô hình cà phê truyền thống, mô hình cà phê nhượng quyền. Mỗi hình thức đều có những ưu nhược điểm riêng, cái này bạn phải tìm hiểu sâu về từng loại mô hình xem mình phù hợp với loại mô hình nào chọn loại hình thức kinh doanh đó.
4- Thiết lập mục tiêu và định hướng kinh doanh khi mở quán cà phê
Trong công việc kinh doanh việc thiết lập mục tiêu, định hướng kinh doanh bạn phải xác định kế hoạch xây dựng quán, chỉ tiêu doanh số mong muốn là là bao nhiêu, thời gian thu hồi vốn là bao lâu, có thể chịu được khả năng thua lỗ trong bao nhiêu tháng, mức giá bán mỗi ly cà phê, đào tạo đội ngũ nhân viên, menu đồ uống….
5- Lập bảng dự trù chi phí tài chính
Lập kế hoạch chi tiết cho bảng dự trù chi phí tài chính để cân đối hợp lý các khoản mục như: Thuê mặt bằng, chi phí xây dựng, chi phí thiết kế và trang trí nội thất, chi phí đầu tư cho trang thiết bị dụng cụ, chi phí đầu tư cho nguyên vật liệu, phí duy trì quán, chi phí marketing, chi phí thuê nhân viên và đăng ký kinh doanh.
6- Tìm địa điểm và thiết kế không gian quán
Có nhiều người sản phẩm tốt nhưng vẫn phải đóng cửa với nhiều nguyên nhân như: Chủ đòi lại nhà, địa điểm khuất, không có chỗ để xe khách…Vì thế, lựa chọn địa điểm và thiết kế không gian quán cà phê sao cho tiện ích để cho khách hàng. Thì tiêu chí để bạn lựa chọn địa điểm là khi xác định được mô hình kinh doanh thì chọn không gian diện tích lớn, nhỏ phù hợp theo mô hình. Đối tượng khách hàng là ai để tìm mặt bằng gần khu vực đó để có thể thu hút được lượng khách hàng tốt nhất.
7- Xây dựng menu quán cà phê
Thông qua nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng để lên menu đồ uống sao cho phù hợp.
8- Mua sắm trang thiết bị
Đầu tư đầy đủ hệ thống pha chế đảm bảo tiết kiệm thời gian chi phí, mang đến hiệu quả phục vụ khách hàng cao nhất.
9- Tuyển dụng nhân sự
Theo bảng kế hoạch kinh doanh để lên số lượng nhân viên và tuyển chọn đào tạo bài bản theo quy trình đảm bảo phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp.
10- Chuẩn bị các loại giấy tờ, thủ tục
Bất kỳ hình thức kinh doanh nào cũng đòi hỏi giấy tờ và các loại thủ tục như: Giấy phép kinh doanh, chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn cháy nổ,…tránh trường hợp lực lượng kiểm tra đến bất cứ khi nào. Phòng trường hợp xấu sẽ ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu.
11- Lên kế hoạch marketing cho quán
Để thu hút được nhiều khách hàng, khách hàng biết đến quán của mình nhiều hơn thì bạn cần có kế hoạch marketing hoàn hảo, quảng bá thương hiệu, giới thiệu cà phê đảm bảo thu hút được khối lượng khách hàng tiềm năng lớn đến với quán mình.
12- Lựa chọn phần mềm quản lý quán cà phê
Lựa chọn phần mềm quản lý quán cà phê để giúp bạn có thể tiết kiệm thời gian, khả năng thanh toán và giao dịch nhanh hơn, chuyên nghiệp hơn. Xem xét các loại phần mềm phù hợp với quán của bạn để lựa chọn.
Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn và mở quán cà phê thuận lợi hơn hãy liên hệ đến 0903 147 175 để được chuyên gia trợ giúp!